• Chuyển đổi ngôn ngữ và tỷ giá hối đoái
  • Cài đặt tùy chọn
    Màu sắc tăng giảm
    Thời gian bắt đầu tăng giảm
Web3 Sàn giao dịch
Gate Blog

Tin tức về tiền điện tử, điểm nóng & thông tin chi tiết của ngành blockchain

Gate.io Blog Khoa học: Những điều cần biết khi đầu tư vào các sản phẩm khai thác thanh khoản.

Khoa học: Những điều cần biết khi đầu tư vào các sản phẩm khai thác thanh khoản.

25 June 10:23



Tóm tắt:
Theo sau sự phát triển của DeFi, khai thác thanh khoản (liquidity mining) đã trở thành một hình thức đầu tư nóng hổi trong thế giới tiền điện tử. Khai thác thanh khoản đến từ đâu, lợi nhuận thu được từ khai thác thanh khoản như thế nào, bạn cần đối mặt với những rủi ro nào và lợi thế của các dự án khai thác thanh khoản do các sàn giao dịch tập trung dẫn đầu là gì? Bài viết này sẽ cung cấp câu trả lời cho những câu hỏi mà các nhà đầu tư phải biết trước khi thực hiện đầu tư khai thác thanh khoản.

Lịch sử khai thác thanh khoản:
Khai thác thanh khoản lần đầu trở nên nổi tiếng vào giữa năm 2020. Qua việc áp dụng công nghệ blockchain vào các sản phẩm tài chính phi tập trung, ngày càng có nhiều nhà đầu tư tiền điện tử làm quen với nó. Bời vì thế, thuật ngữ “khai thác thanh khoản” đã được các nhà phát triển của Hummingbot - một hợp đồng giao dịch tự động, sử dụng vào đầu năm 2020. Trong thiết lập ban đầu của các nhà phát triển Hummingbot, khai thác thanh khoản là một sản phẩm cấp vốn (token) thanh khoản cho các giao dịch tự động.

Trong whitepaper “Khai thác thanh khoản” được xuất bản bởi đội ngũ Hummingbot, khai thác thanh khoản được mô tả là một cơ chế dịch vụ tương tự như khai thác PoW. Trong một sản phẩm blockchain sử dụng PoW làm cơ chế xác thực, thợ đào sử dụng năng lượng điện và áp dụng sức mạnh tính toán của chính họ để xác thực các hoạt động trên blockchain, làm cho blockchain có thể áp dụng liên tục. Trong các sản phẩm blockchain có khai thác thanh khoản, người tham gia cung cấp tính thanh khoản cho sản phẩm blockchain bằng cách cam kết nắm giữ token của riêng họ. Thông thường, khai thác thanh khoản được sử dụng trong các dự án DeFi, về cơ bản là các hợp đồng thông minh. Phần lớn các giao dịch và hoạt động chạy ở DeFi dựa trên các quy tắc được xác định trước của hợp đồng DeFi, loại bỏ nhu cầu về nhà môi giới và lệnh ủy quyền. Nói cách khác, không có các đại lý thương mại hay các nhà tạo lập thị trường (market maker) nào trong dự án DeFi. Tất cả các hành động tài chính phụ thuộc vào các quy tắc cố định. Bất cứ khi nào có giao dịch liên quan đến tài sản, các vấn đề thanh khoản phải được giải quyết.


Ảnh: Whitepaper Khai thác thanh khoản
Nguồn: https://hummingbot.io/liquidity-mining-whitepaper/

Ví dụ: có một cặp giao dịch tiền tệ UNI/USDT trên một nền tảng giao dịch tự động. Để đổi USDT lấy UNI, người dùng phải tìm một đối tác phù hợp sẵn sàng chấp nhận USDT và thanh toán UNI theo tỷ giá mà người dùng đưa ra. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một đối tác phù hợp là một công việc buồn tẻ. Nó yêu cầu người dùng hỏi từng đối tác tiềm năng. Nếu mỗi người dùng phải tham khảo ý kiến của tất cả các đối tác tiềm năng khác nhau về mức độ sẵn sàng giao dịch của họ, điều đó sẽ gây ra tiêu tốn rất nhiều thời gian và người dùng có thể không thực hiện giao dịch kịp thời hoặc thậm chí không thể bắt đầu giao dịch. Lý do tại sao các nhà tạo lập thị trường đã xuất hiện để giải quyết một vấn đề như vậy.
Bằng cách liên tục hoạt động như một đối tác cho giao dịch của người dùng song phương, các nhà tạo lập thị trường nhận được lệnh của người dùng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giao dịch. Trong một sàn giao dịch tập trung, nhà tạo lập thị trường là một tổ chức đủ điều kiện. Mặt khác, trong các sản phẩm tài chính phi tập trung, các nhà tạo lập thị trường là một loại quy tắc giao dịch và từ đó cũng được đặt tên là công cụ tạo lập thị trường tự động (AMM). Các quy tắc giữa các nhà tạo lập thị trường DeFi cho đến các nhà tạo lập thị trường là khác nhau, nhưng cách tiếp cận chung là giải quyết vấn đề của người dùng trong việc tìm kiếm đối tác bằng cách bòn rút tiền tệ và tạo ra các nhóm thanh khoản tiền tệ. Và chính việc khai thác thanh khoản đã cung cấp tiền tệ cho các nhóm thanh khoản tiền tệ.


Ảnh: Một thuật toán AMM điển hình
Nguồn: https://www.readblocks.com/archives/73819

Tiếp tục lấy UNI/USDT làm ví dụ. Các nhà đầu tư có thể chọn khai thác cặp giao dịch này, tức là gửi tiền nắm giữ UNI và USDT của họ vào nhóm thanh khoản. Khi ai đó thực hiện giao dịch để trao đổi UNI lấy USDT trên nền tảng giao dịch tự động này, nền tảng sẽ tự động rút UNI của họ và rút ETH do nhà cung cấp thanh khoản cung cấp khỏi nhóm UNI/ETH.

Với sự bùng nổ trong dự án DeFi vào năm 2020, giờ đây việc áp dụng khai thác thanh khoản đã được mở rộng. Khai thác thanh khoản không chỉ xuất hiện trong các ứng dụng trao đổi phi tập trung mà còn trong các hợp đồng cho vay (chẳng hạn như Compound) và các hợp đồng khác. Mặc dù thuộc tính dự án khác nhau, bản chất và cách tiếp cận hoạt động của khai thác thanh khoản trên các dự án DeFi về cơ bản là giống nhau.

Thu nhập đến từ đâu?
Thợ đào (còn được gọi là nhà cung cấp thanh khoản, LP) - người tiến hành khai thác thanh khoản, không cam kết tiền kỹ thuật số của họ vào một nền tảng mà không được bồi thường. Nền tảng phải trả khoản bồi thường thích hợp như thu nhập của các thợ đào thanh khoản. Các nền tảng giao dịch phi tập trung trả phí giao dịch cho thợ đào và các nền tảng cho vay có thế chấp trả lãi các khoản vay cho thợ đào. Đồng thời, những thợ đào tiến hành khai thác thanh khoản có thể mua lại các cặp giao dịch mà họ đã đầu tư vào bất kỳ lúc nào mà không cần phải khóa vị thế của họ. Nền tảng cho vay và thế chấp sẽ trả lãi vay cho các thợ đào.


Rủi ro khi khai thác thanh khoản

Tổn thất vô thường (Impermanent Loss)
Tổn thất tạm là tổn thất phổ biến nhất trong khai thác thanh khoản. Mỗi lần khai thác thanh khoản được thực hiện, người dùng phải đầu tư vào hai loại tiền kỹ thuật số. Khi người dùng mở khóa tiền tệ của họ, tỷ lệ tương đối và tổng giá trị của đơn vị tiền tệ được mở khóa có thể thay đổi, mặc dù những gì họ mở khóa vẫn là cả hai loại tiền tệ đó. Trong một số trường hợp, sẽ có lợi hơn nếu nắm giữ tiền tệ trực tiếp hơn là đưa nó vào quỹ thanh khoản. Sự khác biệt giữa hai sự lựa chọn được đặt tên là Tổn thất vô thường. Tổn thất vô thường là không thể tránh khỏi, nhưng mức thu nhập do nhà cung cấp nền tảng cung cấp cho các nhà đầu tư thanh khoản thường vượt xa so với tổn thất vô thường. Do đó, người dùng vẫn có thể kiếm được lợi nhuận cao hơn bằng cách khai thác thanh khoản hơn so với việc nắm giữ spot.


Ảnh: Chức năng tổn thất vô thường
Nguồn: TokenInsight


Rủi ro bảo mật dự án
Khai thác thanh khoản đi kèm với các dự án tài chính phi tập trung. Do đó phần lớn việc khai thác thanh khoản dựa vào các dự án tài chính phi tập trung. So với các dự án tài chính tập trung, các dự án tài chính phi tập trung thường nhỏ, yếu về kỹ thuật và dễ bị tấn công. Trước đây, khi mọi người thảo luận về rủi ro khai thác thanh khoản, họ tập trung nhiều hơn vào tổn thất vô thường, cho rằng dự án DeFi với khai thác thanh khoản sẽ hoạt động liên tục và đúng cách. Tuy nhiên, trên thực tế, các dự án DeFi vốn có rủi ro tương đối cao về sự bất thường trong hoạt động. Theo PeckShield, đã có 43 sự cố bảo mật DeFi chỉ trong quý đầu tiên của năm 2021, gây thiệt hại hơn 612 triệu USD, tăng 94% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ba hình thức tấn công phổ biến trong các dự án DeFi: tấn công Oracle, tấn công Re-Entrancy và tấn công mã.


Ảnh: Các hình thức tấn công tiềm tàng trong các dự án DeFi
Nguồn: tác giả

Tấn công Oracle
Trước khi bàn về tấn công oracle, ta cần giải thích trước một số khái niệm.
Đầu tiên là oracle. Phần lớn các hợp đồng DeFi không có quyền truy cập vào thông tin giá của các loại tiền kỹ thuật số bên cạnh hợp đồng của chúng và yêu cầu một giao thức khác để cung cấp thông tin giá từ bên ngoài. Oracle là một giao thức chịu trách nhiệm nhập thông tin giá tiền kỹ thuật số.
Tiếp theo là flash loan (vay nhanh). Flash loan là hình thức cho vay không cần thế chấp, nghĩa là người dùng có thể vay số tiền lớn một cách nhanh chóng và không cần thế chấp. Tuy nhiên, bên cho vay buộc phải trả lại tiền cho bên vay trong cùng một giao dịch.

Mặt khác, một cuộc tấn công oracle là một cuộc tấn công chênh lệch giá trong đó kẻ tấn công giả mạo các báo giá của oracle và can thiệp vào các ứng dụng của các dự án DeFi khác.
Trong kiểu tấn công này, kẻ tấn công thường sử dụng một khoản vay nhanh để có được một lượng lớn tiền tệ từ các dự án khác, thực hiện các hoạt động tài chính khác nhau trong các dự án DeFi và sử dụng thông tin giá đã thay đổi để đạt được chênh lệch giá. Valley, Cheese Bank và Wrap Finance đều đã bị tấn công Oracle.

Tấn công Re-Entrancy
Hợp đồng thông minh cho phép gọi các chức năng trong và ngoài của hợp đồng. Trong quá trình gọi, kẻ tấn công có thể giả mạo nội dung và các thông số của hợp đồng, sau đó kích hoạt người nhận đến những chức năng đã được thiết lập sẵn bởi chúng. Các cuộc tấn công Re-Entrancy gây thiệt hại nhiều hơn và gây ra tổn thất trên quy mô lớn hơn so với các cuộc tấn công Oracle. Một cuộc tấn công Re-Entrancy có thể dễ dàng đánh cắp tất cả tài sản trong một hợp đồng. Các dự án như Akropolis và OUSD đã bị tấn công và chịu thiệt hại lớn.

Tấn công mã
Các cuộc tấn công bằng mã còn được gọi là cuộc tấn công lỗ hổng hợp đồng hoặc cuộc tấn công lỗ hổng mã. Kẻ tấn công lợi dụng một lỗ hổng trong đoạn mã từ nhà phát triển dự án để tấn công hợp đồng. Một loại tấn công mã phổ biến là khai thác lỗ hổng trong hợp đồng, trích xuất tiền tệ thanh khoản từ nhóm thanh khoản của hợp đồng và cuối cùng khiến hợp đồng bị đóng băng. UNISWAP, sàn giao dịch phi tập trung lớn nhất, đã phải chịu một cuộc tấn công mã, trong đó những kẻ tấn công đã đánh cắp 1.278 ETH với lỗ hổng mã trong sàn giao dịch này.

Rủi ro thua lỗ của dự án gây tốn kém cho nhà đầu tư hơn so với rủi ro tổn thất vô thường. Các tổn thất vô thường làm cho các thợ đào thanh khoản mất một phần thu nhập mà họ đáng có, trong khi các khoản lỗ của dự án có khả năng khiến các thợ đào thanh khoản không kiếm được gì. Vì thế, rủi ro bảo mật của dự án khi khai thác thanh khoản là rủi ro lớn nhất mà các nhà đầu tư phải đối mặt khi họ thực hiện khai thác thanh khoản.

Ưu điểm của dự án khai thác thanh khoản Gate.io

Ưu điểm Bảo mật
Gate.io luôn lấy bảo mật làm cốt lõi cho các dịch vụ của mình. Gate.io được xếp hạng hai bởi một phòng thí nghiệm kiểm tra bảo mật từ bên thứ ba, nơi đó đã kiểm tra tính bảo mật của 100 sàn giao dịch tiền điện tử trên toàn thế giới. Tin tưởng vào nền tảng an toàn cao cho các khoản đầu tư khai thác thanh khoản, nhà đầu tư có thể tránh rủi ro dự án một cách hiệu quả, đồng thời tăng tính ổn định cho lợi nhuận của họ.

Thanh khoản cao
Gate.io áp dụng phương pháp tiếp cận công cụ tạo lập thị trường tự động để khai thác tính thanh khoản tương tự như UNISWAP V2. Tuy nhiên, so với UNISWAP V2, Gate.io có khối lượng giao dịch cao hơn nhiều, có nghĩa là nền tảng Gate.io có thể cung cấp thêm doanh thu từ phí giao dịch được phân bổ cho các nhà cung cấp thanh khoản.

Danh mục tài sản phong phú hơn
Gate.io không chỉ đơn thuần đóng vai trò là một nền tảng giao dịch tiền điện tử, mà còn cung cấp một loạt các dịch vụ tài chính và sản phẩm tài chính liên quan đến tiền điện tử. Tận dụng tính năng khai thác thanh khoản có thể thoát ra bất kỳ lúc nào, nhà đầu tư có thể khai thác các dịch vụ và sản phẩm do Gate.io cung cấp để điều chỉnh linh động danh mục đầu tư và giải pháp đầu tư của họ. Từ đó họ có thể tiết kiệm thêm thời gian và vốn giao dịch trên nền tảng. Ví dụ: khi thị trường ngày càng trở nên biến động và tổn thất vô thường tăng lên, các nhà đầu tư có thể rút tiền gửi vào nhóm khai thác thanh khoản bất kỳ lúc nào để thực hiện chênh lệch giá biến động. Ngược lại khi thị trường diễn biến thuận lợi và giá tiền tệ ổn định, nhà đầu tư có thể đưa lượng tiền nắm giữ của họ vào nhóm khai thác thanh khoản để kiếm lợi nhuận cao hơn.

Các nguyên tắc thận trọng và chu đáo
Khai thác thanh khoản trên một dự án phi tập trung đòi hỏi nhiều sự chuẩn bị từ các nhà đầu tư, điều này rất phức tạp và đòi hỏi các nhà đầu tư phải tính toán lợi nhuận kỳ vọng của họ. Tuy nhiên, Gate.io cung cấp cho các nhà đầu tư một cách dễ dàng để đầu tư vào các sản phẩm khai thác thanh khoản. Khi người dùng tuân theo các nguyên tắc, họ có thể cam kết và mở khóa các loại tiền tệ để khai thác thanh khoản. Gate.io cũng đã thiết kế tỷ lệ hoàn trả tổn thất vô thường hàng ngày để định lượng chu kỳ bù đắp tổn thất vô thường. Vui lòng truy cập thông báo của Gate.io, “Gate.io ra mắt BTC, ETH, UNI, SHIB, DOGE, GT, FIL, LTC, XRP, DOT và khai thác thanh khoản ETH-BTC,” để biết thêm chi tiết.

Thiết lập nhóm phần thưởng
Gate.io sẽ dựa trên sức mạnh tài chính của việc khai thác thanh khoản để thiết lập một nhóm phần thưởng như một phần của quá trình triển khai ban đầu. Người dùng tham gia vào nhóm sẽ nhận được phần thưởng bổ sung bên cạnh các khoản phí thông thường. Hiện tại, các cặp giao dịch GT/USDT, BTC/USDT và ETH/USDT là những cặp đầu tiên mở nhóm thưởng. Người dùng sẽ nhận được 100% phí và một phần bổ sung của việc chia sẻ tổng GT thưởng.
200 GT mỗi ngày trong 7 ngày sẽ được trả cho người dùng dưới dạng phần thưởng thanh khoản đầu tiên. Tỷ suất lợi nhuận hàng năm tổng thể theo ước tính có thể đạt 50%.

Xem thêm:
1.Trung tâm trợ giúp Gate.io: Câu hỏi thường gặp về Nhóm thanh khoản AMM
https://www.gate.io/help/lend/Margin_Lend/21060
2.Gate.io Cryptopedia: Làm thế nào để đạt được thu nhập từ khai thác thanh khoản?
https://www.gate.io/cn/article/19849

Tác giả: Charles. F - Nghiên cứu viên thuộc Gate.io
* Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của nhà nghiên cứu và không cấu thành bất kỳ lời khuyên đầu tư nào.
* Gate.io bảo lưu mọi quyền lợi đối với bài viết này. Việc đăng lại bài viết sẽ được cho phép với điều kiện trích nguồn tham khảo tại Gate.io. Đối với tất cả các trường hợp khác, việc thực thi pháp lý sẽ được thực hiện do vi phạm bản quyền.
Mở hộp quà may mắn của bạn và nhận phần thưởng $6666
Đăng ký ngay
Nhận ngay 20 Point
Dành riêng cho người dùng mới: hoàn thành 2 bước để nhận Point ngay lập tức!

🔑 Đăng ký tài khoản với Gate.io

👨‍💼 Hoàn thành KYC trong vòng 24 giờ

🎁 Nhận phần thưởng Point

Yêu cầu ngay
ngôn ngữ và khu vực
tỷ giá hối đoái
Tới Gate.TR?
Gate.TR hiện đang trực tuyến.
Bạn có thể nhấp và truy cập Gate.TR hoặc ở lại Gate.io.